Contents
Bệnh đau đầu là tình trạng thường gặp ở nhiều người. Cơn đau có thể xuất hiện đột ngột hoặc âm ỉ kéo dài. Đây có thể là dấu hiệu cảnh báo sớm của nhiều bệnh lý nguy hiểm. Vậy phải làm gì khi bị bệnh đau đầu không rõ nguyên nhân? Những tác nhân nào có thể khiến cơn đau đầu khởi phát? Biện pháp phòng ngừa là gì? Hãy cùng theo dõi bài viết sau.
Đau đầu và cơ chế gây đau đầu
Đau đầu là một triệu chứng phổ biến trong đời sống hàng ngày. Cơn đau đầu có thể xuất hiện đột ngột, đặc biệt là khi bạn đang trong trạng thái căng thẳng thần kinh, khi làm việc nhiều trên máy vi tính, sử dụng rượu bia, chất kích thích… Nhưng cơn đau cũng có thể xuất hiện ngay cả khi bạn đang nghỉ ngơi. Có đến 80% các cơn đau đầu là lành tính và không ảnh hưởng đến tính mạng, nhưng có những cơn đau đầu lại là dấu hiệu cảnh báo sớm nhiều bệnh lý nguy hiểm.
Đau đầu khiến cơ thể bạn: mệt mỏi, dễ cáu gắt, khó tập trung, chất lượng công việc bị giảm sút. Nếu đau đầu kéo dài có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý như: rối loạn tâm thần, rối loạn nội tiết, tăng huyết áp, giảm tiết các men tiêu hóa khiến việc ăn uống không ngon miệng cơ thể gầy sút, bệnh tim mạch, đái tháo đường, béo phì,…
Cơ chế gây đau đầu thực chất là phản ứng của hệ thần kinh do bị kích thích từ các yếu tố như: thiếu máu lên não, viêm nhiễm, khối u, bệnh lý thần kinh – não bộ, xoắn mạch máu não, các bệnh lý khác hoặc do tác động của ngoại cảnh như: môi trường ồn, ánh sáng quá mạnh,… cũng dễ gây đau đầu.
Đặc biệt, nếu đau đầu đi kèm với các triệu chứng bất thường như: chóng mặt, nôn, buồn nôn,… hoặc đau dai dẳng kéo dài thì có thể là dấu hiệu của những bệnh nguy hiểm.
Những yếu tố gây đau đầu
Theo Thầy thuốc ưu tú, bác sĩ CKII Nguyễn Thị Nhuần – Nguyên PGĐ chuyên môn kiêm Trưởng khoa Khám bệnh Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương, nguyên nhân gây đau đầu có thể do một số yếu tố sau đây:
Yếu tố bệnh lý gây bệnh đau đầu không rõ nguyên nhân
- Viêm xoang:Tỷ lệ các bệnh nhân mắc chứng đau đầu khi bị viêm xoang là rất cao, lên tới 90%, triệu chứng là đau đầu hoặc đau nửa đầu. Trường hợp này cần phải điều trị bằng thuốc kháng sinh đặc trị, từ đó các cơn đau đầu sẽ dần được loại bỏ.
- Tăng nhãn áp:Các bác sĩ cho rằng hệ thần kinh mắt cũng góp phần liên quan đến đau đầu. Rối loạn điều tiết hoặc tăng nhãn áp có thể gây ra đau đầu 1 bên, suy giảm thị lực.
- Thiếu máu:Nếu bạn gặp phải trường hợp đau đầu kèm theo chóng mặt, mệt mỏi,… Thì nguyên nhân rất có thể là do bạn đang bị thiếu máu.
- Các bệnh mạn tính khác:Bệnh đau đầu không rõ nguyên nhân đôi khi xuất phát từ các bênh lý mạn tính liên quan như huyết áp cao, tiểu đường, đau xơ cơ,… Nếu tình trạng này kéo dài thường xuyên, bạn cần đến các cơ sở y tế để được chẩn đoán và lên phác đồ điều trị.
- Tai biến mạch máu não:Đau đầu dữ dội có thể là biểu hiện của tai biến mạch máu não. Đặc biệt nếu đau đầu kèm theo mất thăng bằng, thay đổi thị lực hay nôn mửa bạn cần đến ngay cơ sở y tế uy tín thăm khám với bác sĩ nội thần kinh để chẩn đoán và phòng ngừa nguy cơ tai biến mạch máu não (đột quỵ).
- Nhiễm trùng não – màng não:Đau đầu liên tục hay bị sốt kèm theo cứng vùng gáy, sợ ánh sáng và tiếng động có thể là biểu hiện của bệnh nhiễm trùng não – màng não. Cần phải chọc dò dịch não tủy để làm xét nghiệm, kết hợp xét nghiệm máu và chụp MRI để xác định có phải nhiễm trùng não – màng não hay không. Do đó người bệnh cần đến cơ sở y tế uy tín để thực hiện dịch vụ.
- Khối u não:Theo thống kê có đến hơn 50% bệnh nhân có khối u não thường xuất hiện các cơn đau đầu không rõ nguyên nhân, cơn đau kéo dài từ đêm đến sáng và với mức độ tăng dần, thậm chí vượt quá sức chịu đựng. Nếu người bệnh rơi vào trường hợp này, cần đến các cơ sở y tế để chụp cắt lớp vi tính MSCT hoặc chụp cộng hưởng từ MRI để xác định có phải khối u hay không.
- Các di chứng chấn thương vùng đầu:Các chấn thương do va đập tại vùng đầu từ nặng cho tới nhẹ, cũng dễ gây tổn thương và tụ máu, đây là một trong những nguyên nhân gây đau đầu thường xuyên. Để khắc phục được tình trạng này, người bệnh cần được thăm khám, làm phẫu thuật để giải phóng chèn ép thần kinh, dẫn lưu huyết tụ.
ệnh đau đầu không rõ nguyên nhân không xuất phát từ bệnh lý
Ngoài những nguyên nhân do bệnh lý gây ra thì đau đầu có thể do một số yếu tố khác như:
- Căng thẳng thần kinh, Stress kéo dài ( tình trạng phổ biến và có xu hướng gia tăng)
- Thường xuyên lo âu, suy nghĩ nhiều do áp lực cuộc sống
- Thiếu máu và oxy lên não do cơ thể mất nước
- Thay đổi hormone ở chu kỳ kinh nguyệt, thời kỳ tiền mãn kinh của phụ nữ sau sinh
- Thói quen sinh hoạt xấu, thường xuyên thức khuya hoặc làm việc ở nhiều khung giờ khác nhau gây rối loạn giờ giấc.
- Uống quá nhiều cafe và thường xuyên.
Những cơn đau đầu này xuất phát từ môi trường, mang tính lặp đi lặp lại, tính chất ko quá nghiêm trọng. Người bệnh chỉ cần chú ý và thay đổi lại giờ giấc cũng như thói quen sinh hoạt của bản thân để khắc phục tình trạng này.
Triệu chứng của cơn đau đầu
Cơn đau đầu có biểu hiện như thế nào tùy thuộc vào loại đau đầu người bệnh gặp phải. Hiện nay có đến hơn 150 loại đau nhức đầu khác nhau. Triệu chứng của một số loại đau đầu phổ biến như sau:
Triệu chứng đau đầu căng cơ:
- Người bệnh bị nhức đầu từ nhẹ đến vừa, cảm giác đầu bị bó, kẹp như có một dải băng quấn căng quanh đầu.
- Tình trạng đau căng đầu xảy ra ở cả hai bên đầu và thường xuất hiện trong thời gian ngắn.
Triệu chứng đau nửa đầu:
- Người bệnh bị đau đầu từ vừa đến nặng. Cơn đau chỉ xuất hiện ở một bên đầu, cảm giác dồn dập, người bệnh có thể cảm thấy buồn nôn hoặc nôn khi cơn đau xảy ra.
- Người bị đau nửa đầu thường nhạy cảm với tiếng ồn, ánh sáng và mùi
- Cơn đau có thể kéo dài từ vài giờ đến vài ngày và lặp lại thường xuyên.
Triệu chứng đau từng cụm:
- Cơn đau nhức nhối bắt đầu ở khu vực phía trong, phía sau hoặc xung quanh một mắt, kéo dài từ 15 phút – 3 giờ.
- Có thể đi kèm với các triệu chứng sưng mắt, chảy nước mắt, sụp mí, nghẹt mũi, chảy nước mũi ở bên phần đầu bị ảnh hưởng.
- Việc xác định người bệnh đang gặp phải chứng đau đầu nào là rất quan trọng để có phương án điều trị và ngăn ngừa hiệu quả.
Các dấu hiệu nguy hiểm khi đau đầu
Phần lớn các cơn đau sẽ biến mất trong một thời gian ngắn khi người bệnh được nghỉ ngơi, thư giãn. Tuy nhiên, nếu gặp phải những dấu hiệu sau đây khi đau đầu, người bệnh cần đến cơ sở y tế thăm khám ngay lập tức:
- Cơn đau xảy ra đột ngột, trở nặng trong vòng vài giây hoặc vài phút, hoặc cơn đau cực kỳ tồi tệ đến mức không thể chịu được
- Đau đầu nặng kèm theo sốt hoặc cứng cổ
- Người bệnh có thể có tình trạng co giật, thay đổi tính cách, lú lẫn hoặc ngất xỉu.
- Cơn đau xuất hiện nhanh chóng sau khi tập thể dục gắng sức hoặc chấn thương nhẹ.
- Đau đầu mới xuất hiện, đi kèm biểu hiện yếu, tê tay chân, nhìn mờ. Mặc dù chứng đau nửa đầu đôi khi có thể gây ra những triệu chứng này nhưng người bệnh vẫn nên được đánh giá khẩn cấp khi những triệu chứng này xuất hiện ngay lần đầu tiên.
Nếu cơn đau đầu xuất hiện dai dẳng, thường xuyên, gây cản trở các hoạt động bình thường hoặc nặng dần theo thời gian, bạn cũng nên đến gặp bác sĩ sớm để được kiểm tra và thăm khám.
Các phương pháp điều trị đau đầu
Việc đầu tiên cần thiết nhất khi bị đau đầu là người bệnh cần dành thời gian nghỉ ngơi, thư giãn và tránh căng thẳng tâm lý. Sau đó, tùy vào nguyên nhân gây đau nhức, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp cho người bệnh. Nếu cơn đau do một bệnh lý nào đó gây ra, phương pháp điều trị sẽ tập trung vào giải quyết bệnh lý gây đau đầu. Khi bệnh tình thuyên giảm, các cơn đau cũng sẽ dần biến mất.
Tuy nhiên, không phải khi nào cơn đau đầu cũng liên quan đến bệnh lý. Trong trường hợp này, cơn đau có thể nhanh chóng thuyên giảm và biến mất khi được điều trị bằng các biện pháp thích hợp.
Sử dụng thuốc giảm đau
Tình trạng đau căng đầu thường đáp ứng tốt với thuốc giảm đau không kê đơn, chẳng hạn như aspirin, acetaminophen (Tylenol) hoặc ibuprofen (Advil). Đối với những cơn đau đầu thường xuyên hoặc nghiêm trọng, bác sĩ có thể chỉ định người bệnh sử dụng các loại thuốc trị đau đầu theo toa. Đối với chứng đau nửa đầu, bác sĩ có thể kê đơn Sumatriptan để giúp người bệnh kiểm soát tình trạng này.
Các loại thuốc khác có thể được sử dụng để điều trị hoặc ngăn ngừa chứng đau nửa đầu mãn tính hoặc đau đầu từng cụm gồm:
- Thuốc chẹn beta (propranolol, atenolol)
- Verapamil (thuốc chẹn kênh canxi)
- Methysergide maleate (giúp giảm co thắt mạch máu)
- Amitriptyline (thuốc chống trầm cảm)
- Axit valproic (thuốc chống động kinh)
- Dihydroergotamine
- Lithium
- Topiramate
LƯU Ý: Việc lạm dụng các loại thuốc này có thể dẫn đến tình trạng đau đầu mãn tính và tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ ảnh hưởng đến gan, thận, tim mạch, tiêu hóa, hệ thần kinh. Chính vì vậy, người bệnh nên sử dụng thuốc chữa đau đầu theo tư vấn của bác sĩ chuyên khoa và dùng trong thời gian ngắn.
Phương pháp điều trị thay thế
Một số hình thức điều trị thay thế có thể giúp người bệnh giảm cơn đau đầu hiệu quả. Chúng bao gồm:
- Biofeedback (Phản hồi sinh học):Là một kỹ thuật giúp người bệnh kiểm soát tốt hơn chức năng sinh lý học của cơ thể, từ đó có thể giảm đau mà không cần dùng thuốc
- Liệu pháp châm cứu:Việc đưa kim châm đặc biệt vào các huyệt đạo của cơ thể có thể giúp giảm đau và giải tỏa căng thẳng
- Liệu pháp hành vi nhận thức:Là một phương pháp trị liệu tâm lý giúp người bệnh kiểm soát tốt hơn các tình huống căng thẳng trong cuộc sống.
- Thiền định:Có tác dụng giải tỏa căng thẳng, cải thiện giấc ngủ và kiểm soát cơn đau
- Liệu pháp nhiệt/liệu pháp lạnh:Chườm nóng hoặc chườm lạnh lên đầu và cổ trong 5 – 10 phút nhiều lần trong ngày có thể giúp giảm đau đầu.
Điều trị đau đầu mãn tính hiệu quả và an toàn bằng Y học cổ truyền [Lựa chọn tốt nhất]
Theo Đông y, bệnh đau đầu được xếp vào chứng “đầu thống” mà căn nguyên được chia thành hai nhóm là ngoại cảm và nội thương. Đầu thống do ngoại cảm là chứng đau đầu do ngoại tà như phong tà, thấp, nhiệt, hàn tác động vào đầu khiến kinh mạch tắc nghẽn gây ra đau nhức. Đầu thống do nội thương là tình trạng khí huyết đình trệ, khí hư, huyết ứ khiến kinh mạch không thông, khí uất hóa hỏa, tình chí bất hòa gây nên.
Y học cổ truyền điều trị chứng đau đầu với phép điều trị bình can, khu tà và thông kinh lạc. Ngoài ra căn cứ vào thể bệnh mà bác sĩ Y học cổ truyền sẽ đưa ra các phép trị phù hợp như sơ can, giải uất, lý khí, sơ phong, thanh nhiệt, chỉ thống, hoạt huyết… Một số bài thuốc Y học cổ truyền nổi tiếng trong điều trị các chứng đau đầu kinh niên, mãn tính gồm:
Bài thuốc Định tâm An thần thang ĐẶC TRỊ đau đầu, hoạt huyết, dưỡng não với 38 vị thuốc Nam tốt nhất
Định tâm An thần thang là bài thuốc Y học cổ truyền hiệu quả trong điều trị đau đầu, mất ngủ an toàn, lành tính từ thảo dược được nghiên cứu và phát triển bởi Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc. Xuất phát từ đề tài khoa học “Ứng dụng Y học cổ truyền điều trị các bệnh lý thần kinh”, Thầy thuốc ưu tú, bác sĩ Nguyễn Thị Nhuần – Nguyên Phó Giám đốc chuyên môn, kiêm Trưởng khoa Khám bệnh – Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương cùng các cộng sự là các bác sĩ đầu ngành tại Trung tâm Thuốc dân tộc đã tiến hành nhiều cuộc nghiên cứu và hoàn thiện bài thuốc Định tâm An thần thang.
Bài thuốc Định tâm An thần thang mang đến bước đột phá trong điều trị đau đầu, mất ngủ, suy nhược thần kinh khi kế thừa và phát triển từ hàng chục công thức cổ phương bí truyền. Nổi bật là bài thuốc bí truyền của người Tày – Bắc Kạn cùng bộ tứ bài thuốc dưỡng tâm, an thần kinh điển của Y học cổ truyền là Dưỡng tâm thang, Toan táo nhân thang, Thiên vương bổ tâm đơn, Quy tỳ thang của Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông.
Để mang đến hiệu quả tối ưu và phù hợp nhất với thể bệnh hiện nay, đội ngũ bác sĩ kết hợp kiến thức nội thần kinh của Y học hiện đại, tiến hành nhiều cuộc nghiên cứu, thử nghiệm trong phòng thí nghiệm cũng như thực tế điều trị. Với cơ chế điều trị bệnh chuyên sâu từ gốc tới ngọn, vừa điều trị vừa bồi bổ, bài thuốc Định tâm An thần thang chấm dứt tình trạng đau đầu theo cơ chế tự nhiên, phục hồi hệ thần kinh, tăng cường thể trạng.
Nhờ hiệu quả vượt trội đem lại, bài thuốc Định tâm An thần thang đã vượt qua nhiều bài thuốc Đông y khác, được chương trình Vì sức khỏe người Việt trên VTV2 giới thiệu đến đông đảo người bệnh cả nước. Nghệ sĩ ưu tú Hương Dung cùng đông đảo người bệnh tin dùng, hài lòng về hiệu quả và có những phản hồi tích cực.
Bài thuốc Định tâm An thần thang trở thành giải pháp điều trị đau đầu, mất ngủ và nhiều bệnh lý thần kinh hoàn chỉnh nhờ sở hữu nhiều ưu điểm sau:
Công thức ĐỘT PHÁ “2 trong 1” hoạt huyết, dưỡng não ĐẶC TRỊ đau đầu, mất ngủ từ gốc
Bài thuốc Định tâm An thần thang kế thừa và vận dụng hoàn chỉnh phép trị đau đầu, mất ngủ của Y học cổ truyền chính thống là TRỪ TÀ và PHỤC CHÍNH. Hai nhóm thuốc kết hợp vừa điều trị đau đầu, mất ngủ tận gốc, vừa phục hồi sức khỏe toàn diện, chăm sóc và bảo vệ hệ thần kinh, duy trì hiệu quả điều trị lâu dài, chống tái phát. Trong đó:
- Nhóm TRỪ TÀ (Nhóm thuốc đặc trị đau đầu): Các vị thuốc có tác dụng dưỡng tâm, an thần, ổn định huyết áp, bảo hộ tim mạch, thanh nhiệt, giải độc, chữa lành tổn thương thần kinh, khu phong, trừ thấp, thông kinh hoạt lạc, tăng cường lưu thông máu, tăng cường chuyển hóa, giảm lo âu, căng thẳng… loại bỏ dứt điểm căn nguyên gây đau đầu.
- Nhóm PHỤC CHÍNH (Nhóm thuốc hoạt huyết, dưỡng não): Bổ thận, dưỡng tâm, bổ khí huyết, hoạt huyết, dưỡng não, làm tan huyết ứ, tăng cường lưu thông máu lên não, bổ não, bồi bổ lục phủ, ngũ tạng, tăng cường thể trạng và sức khỏe toàn diện.
- Ngoài 2 nhóm thuốc trên, người bệnh có thể được bác sĩ kê thêm các nhóm thuốc tăng hiệu quả điều trị và thể trạng như QUY TỲ HOÀN (giúp kiện tỳ ăn ngon miệng), BỔ THẬN HOÀN (tăng cường chức năng thận, mạnh gân cốt, bổ khí huyết).
- Sự kết hợp hoàn chỉnh của các nhóm thuốc tạo cơ chế điều trị đa chiều với 3 VÒNGtác động: ĐIỀU TRỊ căn nguyên gây đau đầu – CHẤM DỨT các triệu chứng đau đầu, mất ngủ, chóng mặt, suy nhược thần kinh – CHĂM SÓC và bảo vệ sức khỏe thần kinh, tăng cường thể trạng. Điều trị theo thể bệnh, bài thuốc Định tâm An thần thang được kê đơn, gia giảm các vị thuốc phù hợp với mỗi người nhằm mang lại hiệu quả cao nhất.
- Phối chế hơn 30 vị thuốc Nam có tác dụng hoạt huyết, dưỡng não tốt bậc nhất
- Bài thuốc Định tâm An thần thang kết hợp sức mạnh của hơn 30 vị thuốc Nam dưỡng tâm, an thần, hoạt huyết, dưỡng não tốt nhất. Một số chủ dược gồm: Phục thần, củ bình vôi, viễn chí, liên nhục, lạc tiên, long nhãn, toan táo nhân, dạ giao đằng, đương quy, bạch truật, hoàng kỳ, đẳng sâm, đại táo… Đặc biệt, bài thuốc có sự góp mặt của nhiều bí dược là các cây thuốc ngủ, chữa đau đầu của người bản địa lần đầu tiên được nghiên cứu và ứng dụng tại Việt Nam.
- Toàn bộ dược liệu sử dụng trong bài thuốc Định tâm An thần thang là dược liệu sạch chuẩn GACP-WH, an toàn, lành tính, không gây tác dụng phụ. Trong đó, 80% dược liệu được cung ứng từ đơn vị trực thuộc Trung tâm Dược liệu Quốc gia Vietfarm, 20% còn lại là các bí dược quý hiếm, cây thuốc bí truyền của người bản địa được khai thác từ rừng tự nhiên trong dự án hợp tác phát triển cây thuốc Nam với người dân địa phương.
- Các vị thuốc trong bài thuốc Định tâm An thần thang được gia giảm linh hoạt, phù hợp với từng người bệnh, phép điều trị rộng trên mọi thể đau đầu: Đau đầu cấp tính, đau đầu kinh niên mãn tính lâu năm, đau đầu vận mạch, đau đầu do căng thẳng, đau đầu mất ngủ, đau giật vùng thái dương và mắt, đau đầu do thiếu máu não, đau đầu hoa mắt, chóng mặt…
- Nghiên cứu hiệu quả của bài thuốc Định tâm An thần thang được thực hiện bởiViện Nghiên cứu và Phát triển Y dược cổ truyền dân tộc cho thấy 95% trong tổng số 500 người bệnh hết đau đầu, chóng mặt, hoa mắt, tăng cường trí nhớ, ngủ ngon, sâu giấc, thỏa mái tinh thần sau 1-3 tháng sử dụng bài thuốc. 5% còn lại cần thêm thời gian do đáp ứng thuốc chậm, 100% không gặp tác dụng phụ, không nhờn thuốc, nghiện thuốc sau khi ngừng sử dụng.
- Đông đảo người bệnh cả nước phản hồi tích cực về hiệu quả bài thuốc Định tâm An thần thang sau khi sử dụng điều trị đau đầu, mất ngủ, suy nhược thần kinh, rối loạn tiền đình.
Nguồn: benhvienlaovabenhphoicantho.vn