Bệnh Viêm Khớp: Triệu Chứng Và Cách Chữa Hiệu Quả Chấm Dứt Cơn Đau

Bs. Lê Văn Đại - Đăng ngày: 04/03/2023

Đánh giá bài viết

Là căn bệnh phổ biến trong xã hội, có thể bắt gặp ở cả người cao tuổi lẫn người trẻ tuổi, nhưng biến chứng viêm khớp lại không hề đơn giản. Người mắc căn bệnh này không những đau nhức, khó chịu, mà còn có khả năng đối mặt với nguy cơ tàn phế, mất chức năng vận động, teo cơ, biến dạng khớp, hay mắc các bệnh về tim mạch,… Do vậy, việc hiểu rõ các nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết là điều rất cần thiết nhằm phòng và điều trị bệnh hiệu quả.

Bệnh viêm khớp là gì? Các dạng viêm khớp gặp phải

Viêm khớp, còn có tên tiếng Anh là Arthritis, là thuật ngữ chỉ các rối loạn ảnh hưởng tới các khớp xương như khớp gối, cổ tay, cổ chân, vai,… Người mắc viêm khớp thường cảm giác đau nhức, sưng tấy kéo dài khiến các hoạt động bị hạn chế.

Ảnh minh họa

Theo bác sĩ Lê Hữu Tuấn, có khoảng 100 loại viêm khớp khác nhau, trong đó có thể là bệnh viêm khớp đơn thuần hoặc viêm khớp có ảnh hưởng đến các cơ quan khác. Một số dạng viêm khớp thường gặp phải kể tới:

  • Viêm khớp dạng thấp: Tình trạng mãn tính do rối loạn tự miễn, xảy ra khi hệ miễn dịch tấn công nhầm vào các mô chính trong cơ thể dẫn tới đỏ, đau, xơ cứng và sưng khớp,….
  • Viêm khớp gối: Do các sụn khớp gối bị bào mòn khiên xương cọ sát vào nhau gây đau, tê nhức xung quanh đầu gối.
  • Viên khớp háng: Tình trạng khớp háng bị tổn thương, viêm nhiễm ở một hoặc cả bên bên khớp, gây ra đau. Các cơn đau có thể từ vị trí viêm ban đầu lan xuống đùi, chân, thắt lưng hay hông.
  • Viêm khớp cổ tay:Là hiện tượng sụn ở giữa các khớp cổ tay bị bào mòn khiến xương bị cọ xát với nhau gây viêm và đau.
  • Viêm khớp cùng chậu: Là tình trạng viêm khớp giữa xương cột sống và xương chậu. Bệnh nhân có thể bị viêm một hoặc nhiều khớp.
  • Viêm khớp vai: Xảy ra do các phần mềm quanh khớp như gân, cơ, dây chằng,… bị tổn thương gây đau, làm hạn chế vận động ở con người.

Bệnh viêm khớp có nguy hiểm không?

Khi mắc bệnh viêm khớp, không ít người có câu hỏi “Viêm khớp có nguy hiểm không?”. Giải đáp thắc mắc này, bác sĩ Lê Hữu Tuấn, Nguyên PGĐ Trung tâm CNC Bệnh viện YHCT Trung ương, Phụ trách chính chuyên khoa xương khớp Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc cho biết: Viêm khớp được đánh giá là một trong số những bệnh xương khớp phổ biến và nguy hiểm hàng đầu. Mặc dù bệnh không dẫn tới tử vong nhưng lại là nguyên nhân có thể gây tàn phế suốt đời. Trường hợp bị viêm khớp nặng có thể dẫn tới một số biến chứng như:

Biến dạng khớp, dính khớp: Khi chuyển sang giai đoạn toàn phát, các khớp như khớp gối, khớp háng, khớp ngón tay, chân,… bắt đầu bị tổn thương, biến dạng khó phục hồi. Các khớp này có thể sưng, phù nề dẫn tới khó gấp, duỗi. Ngoài ra, viêm khớp có thể dẫn tới tràn dịch ổ khớp, gây dính khớp ở tư thế nửa co, nửa duỗi. Hậu quả là người bệnh mất khả năng hoạt động, thậm chí tàn phế suốt đời.

Teo cơ, hạn chế vận động: Bệnh nhân viêm khớp khi gặp biến chứng này có thể bị ảnh hưởng tới khả năng đi lại, di chuyển gặp khó khăn, và khó đứng vững trong thời gian dài.

Nguy cơ tàn phế: Nếu không được điều trị, sau khoảng 8 -10 năm có tới 40 – 60% bệnh nhân viêm khớp rơi vào tình trạng mất khả năng vận động, các khớp teo dần, biến dạng khớp xuất hiện và dẫn tới tàn phế.

Khớp “đớp” vào tim gây tử vong: Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng người mắc bệnh viêm xương khớp có nguy cơ bị bệnh tim mạch cao gấp 4 lần và nguy cơ đột quỵ cao gấp 2 lần so với người bình thường. Một số bệnh tim mạch là biến chứng thường gặp của viêm khớp phải kể tới xơ vữa động mạch, tim tắc nghẽn. Đây đều là những bệnh nguy hiểm có thể dẫn tới tử vong nếu không được điều trị kịp thời.

Đây đều là những biến chứng  vô cùng nguy hiểm với sức khoe do vậy việc sớm điều trị bệnh là điều rất cần thiết, tránh bệnh diễn biến phức tạp, khó  điều trị.

Nguyên nhân viêm xương khớp phổ biến

Viêm khớp là bệnh tự miễn với sự tham gia của nhiều yếu tố hủy hoại các khớp một cách đối xứng khiến người bệnh đau đớn cùng cực khi vận động. Cụ thể:

  • Do tuổi tác:Khi tuổi càng cao, các tế bào xương càng già hóa, dễ bị tổn thương. Khớp xương cũng bị khô, không còn tiết ra nhiều dịch khớp. Ngoài ra, sụn cũng giòn và dễ gãy hơn. Đây chính là nguyên nhân dẫn tới bệnh.
  • Do chấn thương: Chấn thương khi chơi thể thao, tai nạn hoặc trong lúc làm việc cũng có thể ảnh hưởng tới xương khớp, làm gia tăng nguy cơ bị viêm.
  • Di truyền:Nhiều người sinh ra có cơ địa xương khớp yếu, xương dễ thoái hóa, bị tổn thương và viêm.
  • Béo phì: Trọng lượng cơ thể lớn sẽ tạo áp lực cho các khớp xương như xương cột sống, xương hông, khớp gối,… Đây cũng là lý do người béo phì thường có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.
  • Tính chất nghề nghiệp: Nhiều người có nguy cơ mắc viêm xương khớp do bê vác vật nặng hoặc hoạt động ở một tư thế trong thời gian dài. Các hoạt động này có thể khiến xương bị bào mòn, tạo thành phản ứng viêm.
  • Do viêm nhiễm tại chỗ:Bệnh cũng có thể xuất phát do sự tấn công của vi khuẩn, virus, dị nguyên,… gây ảnh hưởng đến sụn khớp và dẫn tới viêm.

Triệu chứng viêm xương khớp điển hình

Tùy thuộc vào vị trí viêm, loại viêm khớp cũng như giai đoạn bệnh mà triệu chứng bệnh cũng có sự thay đổi. Một số biểu hiện của bệnh viêm khớp bao gồm:

  • Đau khớp:Người mắc bệnh thường cảm thấy đau khớp dữ dội, đôi khi phát ra tiếng kêu lạo xạo. Nguyên nhân là do dịch khớp khô dần, sụn khớp bị bào mòn khiến các đầu xương tiếp xúc trực tiếp với nhau.
  • Cứng khớp: Viêm khớp đi kèm với tình trạng xơ dính các hệ thống cơ, dịch khớp và dây chằng. Điều này khiến người bệnh khó cử động các khớp, nhất là vào buổi sáng.
  • Sưng tấy khớp: Viêm xương khớp hoặc viêm xung quanh sụn khớp gây ra hiệu ứng nóng, đỏ, sưng tấy. Người bệnh sẽ cảm thấy đau nhức khó chịu khi chạm vào các vùng này.
  • Yếu cơ:Cảm giác đau đớn, mệt mỏi, ngại vận động là triệu chứng điển hình của bệnh. Nguyên nhân là do các cơ xung quanh khớp yếu dần, thậm chí có thể bị teo và tê liệt.
  • Hạn chế vận động: Người bệnh gặp khó khăn trong việc thực hiện các động tác cần sự dẻo dai của khớp như đi lại, cúi, xoay người,…

Người bệnh nên thăm khám và điều trị ngay khi có các triệu chứng sau:

  • Các khớp đau nhức ngay cả khi không di chuyển hay hoạt động.
  • Tại vị trí khớp quan sát thấy hiện tượng sưng, đau, đỏ tấy hay cứng khớp.
  • Viêm tại vùng khớp.

Bị viêm xương khớp điều trị như nào? Cách trị bệnh phổ biến hiện nay

Chữa bệnh sớm khỏi sớm, vì vậy, khi xuất hiện các triệu chứng viêm xương khớp, cách tốt nhất là người bệnh nên tìm đến cơ sở chuyên khoa uy tín để được thăm khám, chẩn đoán bệnh. Để loại bỏ các triệu chứng, người bệnh hiện áp dụng các cách điều trị viêm khớp sau:

Chữa viêm xương khớp bằng bài thuốc dân gian tại nhà

Một số phương pháp điều trị bằng bài thuốc dân gian cho bệnh viêm khớp phải kể tới:

  • Chữa đau xương khớp bằng gạo nếp cẩm: Gạo nếp cẩm sở hữu nhiều protein, chất xơ và dưỡng chất có lợi cho máu, tim mạch, huyết áp. Người bệnh có thể chế biến nếp cẩm thành các món ăn như sữa chua nếp cẩm, chè nếp cẩm, xôi nếp cẩm,… để điều trị bệnh.
  • Chữa đau xương khớp bằng lá ngải cứu:Lá ngải cứu chứa tinh dầu, nhiều cineol, chất kháng khuẩn tự nhiên cùng nhiều hoạt chất có tác dụng giảm đau hiệu quả. Người bệnh có thể dùng lá ngải cứu sắc lấy nước uống 3 lần/ ngày để đạt hiệu quả tốt nhất.
  • Chữa đau xương khớp bằng dừa và đỗ đen: Đỗ đen chứa nhiều chất chống oxy hóa, có tính kháng viêm giúp giảm những cơn đau nhức. Chất điện giải trong nước dừa giúp giảm đau cơ, giữ nước và thanh lọc độc tố cho cơ thể. Người bệnh có thể cho đậu đen vào trái dừa, hấp cách thủy 4 tiếng, ăn 1 lần/ ngày để đạt hiệu quả tốt nhất.

LƯU Ý: Chữa viêm xương khớp bằng mẹo dân gian tại nhà có tính truyền miệng, điều trị bằng kinh nghiệm, dược tính thấp nên hiệu quả thường không cao, không thay thế được phương pháp điều trị tích cực và sử dụng thuốc. Việc áp dụng các mẹo dân gian tại nhà chưa được kiểm chứng sai cách có thể khiến tình trạng viêm khớp nghiêm trọng hơn. Do vậy, người bệnh không nên tùy tiện áp dụng khi chưa tham khảo ý kiến bác sĩ.

Chữa viêm xương khớp bằng Tây y

Với phương pháp này, bệnh nhân được điều trị nội nội khoa hoặc ngoại khoa tùy theo tình trạng bệnh của mỗi người.

Điều trị nội khoa: Thường áp dụng cho hầu hết các trường hợp. Phương pháp sử dụng thuốc đơn thuần hoặc kết hợp với các phương pháp phẫu thuật. Một số loại thuốc trị viêm khớp thường được sử dụng như:

  • Thuốc giảm đau Paracetamol
  • Thuốc chống viêm không steroid (NSAID)
    • Các thuốc giảm đau đường uống khác: paracetamol + tramadol, hay paracetamol + codein…
  • Các thuốc bôi giảm đau tại chỗ kem bôi capsaicin và methyl salicylate, Gel diclofenac…
  • Thuốc bổ sung: canxi, vitamin D và axit béo omega-3.

Điều trị ngoại khoa: Sử dụng cho trường hợp bệnh nhân không cử động được, đau kéo dài, điều trị nội khoa không đáp ứng. Điều trị ngoại khoa áp dụng phương pháp phẫu thuật như tạo hình khớp để thay thế khớp, phẫu thuật làm cứng khớp, tạo hình xương,…

LƯU Ý: Chữa viêm xương khớp bằng Tây y cho hiệu quả nhanh nhưng việc dùng thuốc Tây trong thời gian dài có thể gây ra các tác dụng phụ ảnh hưởng xấu tới hệ tim mạch, gây ra viêm loét dạ dày, suy gan, thận, bị lệ thuộc thuốc. Hơn nữa, ngay cả việc điều trị ngoại khoa bằng các phương pháp phẫu thuật cũng chỉ có tác động lên một phần rất nhỏ tới bệnh mà không xử lý cốt lõi vấn đề. Bên cạnh đó, quá trình phẫu thuật còn có thể tiềm ẩn nhiều rủi ro, gây đau đớn, lâu phục hồi, chi phí cao.

3. Chữa viêm xương khớp bằng Y học cổ truyền

Y học cổ truyền xếp bệnh viêm khớp vào loại “Tý chứng”. Nguyên nhân gây bệnh chủ yếu do chính khí hư suy, tà khí xâm nhập làm tắc nghẽn hoạt động của gân, mạch,  cản trở khí huyết vận hành tới nuôi các khớp gây nên tình trạng nên nhức, mỏi. Ngoài ra, bệnh cũng có thể do phong thấp giao tranh với nhiệt làm cho khí huyết bế tắc, lan tỏa tới các khớp gây viêm và đau.

Do vậy, nguyên tắc điều trị bệnh này trong Đông y chính là đi sâu vào giải độc, giải nhiệt, bồi bổ khí huyết, khu phong trừ thấp. Phương pháp điều trị bằng Y học cổ truyền tác động trực tiếp tới nguyên nhân gây ra bệnh. Vì thế, hiệu quả điều trị cũng được bảo tồn lâu, tránh bệnh tái phát trở lại. Hơn nữa, Y học cổ truyền sử dụng các vị thuốc thảo dược từ thiên nhiên trong điều trị nên an toàn, lành tính với người bệnh. Một số bài thuốc Y học cổ truyền nổi danh hiện được tin dùng

Nguồn: nhidongcantho.org.vn

Cập nhật lúc: 04:28 - 04/03/2023

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *


Tin liên quan
5 Cách Điều Trị Hiệu Quả Cho Bệnh Thoát Vị Đĩa Đệm Cột Sống Thắt Lưng

Contents1 Các phương pháp chẩn đoán xác định thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng phổ biến2 Sử dụng thuốc giảm đau điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng2.1 Thuốc giảm đau thông thường cho thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng2.2 Lợi ích của thuốc giảm đau2.3 Hạn Chế […]

 Bị đau vai gáy – 6 cách điều trị hiệu quả

Contents1  Biện pháp chẩn đoán khi bị đau vai gáy2  Điều trị khi bị đau vai gáy bằng thuốc2.1 Khi nào nên sử dụng thuốc?:2.2 Lưu ý khi sử dụng thuốc:3 Vật lý trị liệu khi bị đau vai gáy4 Lưu ý trong cuộc sống và chế độ ăn khi điều trị đau vai gáy4.1 […]

Người cao tuổi và những gì cần biết về nguyên nhân đau vai gáy và giải pháp điều trị?

Contents1 Nguyên nhân đau vai gáy xuất phát từ bệnh lý thoái hoá đốt sống cổ1.1 Tìm hiểu về đau vai gáy ở người cao tuổi1.2 Những biểu hiện khi bị thoái hóa đốt sống cổ2 Tư thế sai khi sinh hoạt nguyên nhân đau vai gáy2.1 Ngồi sai tư thế là nguyên nhân đau […]

Tiêu Chí Quan Trọng Khi Chọn Khóa Học Xoa Bóp Bấm Huyệt

Contents1 Vì Sao Nên Chọn Khóa Học Xoa Bóp Bấm Huyệt Vật Lý Trị Liệu Uy Tín?1.1 Cơ hội nghề nghiệp và nâng cao tay nghề xoa bóp bấm huyệt1.2 Tăng uy tín và chất lượng dịch vụ xoa bóp bấm huyệt2 Các tiêu chí quan trọng khi lựa chọn khóa học xoa bóp bấm […]