6 cách kiểm soát cơn đau vú tiền kinh nguyệt

Đánh giá bài viết

Đau vú theo chu kỳ liên quan đến kinh nguyệt của phụ nữ có thể rất nghiêm trọng và đáng lo ngại. Sử dụng thuốc có thể giúp giảm triệu chứng nhưng cũng có một số cách tự nhiên để giảm đau…

1. Phân biệt các loại đau vú

1.1 Đau vú có chu kỳ

Nguyên nhân chính xác của sưng và đau vú theo chu kỳ vẫn chưa được biết, nhưng có khả năng liên quan đến những thay đổi nội tiết tố bình thường xảy ra trong chu kỳ kinh nguyệt.

Đau vú theo chu kỳ ảnh hưởng đến phụ nữ ở độ tuổi 20, 30 và 40, thường xuyên nhất là vào tuần trước khi bắt đầu ra kinh.

Cơn đau thường tập trung ở vùng trên và dưới của cả hai bầu ngực và có thể lan ra nách. Đôi khi ngực có thể cảm thấy mềm và sưng lên ở cả hai bên.

Theo TS. Chioma Ndubisi, chuyên gia sản phụ khoa, thành viên Hội đồng Chuyên gia Y tế Hoa Kỳ, đau vú theo chu kỳ có thể kéo dài một tuần hoặc hơn, từ khi bắt đầu rụng trứng rồi giảm dần và hết sau khi hành kinh. Biểu hiện này được coi là bình thường nếu không kèm theo dấu hiệu nào khác.

Đau vú theo chu kỳ kinh nguyệt thường sẽ hết sau khi hành kinh.

1.2 Đau vú không theo chu kỳ

Loại đau vú này không liên quan trực tiếp đến chu kỳ kinh nguyệt. Trên thực tế, nguồn gốc của cơn đau có thể bắt đầu từ một nơi khác (chẳng hạn như cơ hoặc khớp gần đó).

Cơn đau có thể từ đau nhức nhẹ đến cảm giác đau nhói hoặc bỏng rát. Phụ nữ đã trải qua thời kỳ mãn kinh có nhiều khả năng gặp phải chứng đau vú không theo chu kỳ. Nguyên nhân bao gồm chế độ ăn nhiều chất béo, hút thuốcdùng đồ uống có chứa caffein, ung thư vú

Đau vú kèm theo các triệu chứng đáng lo ngại khác, bao gồm:

  • Đau vú dai dẳng và không rõ nguyên nhân.
  • Có khối u ở vú hoặc nách.
  • Dấu hiệu nhiễm trùng vú (sưng, đỏ và sốt).
  • Có sự thay đổi về kích thước hoặc hình dạng của vú.
  • Kích ứng hoặc lõm da vú.
  • Tiết dịch trong suốt hoặc có máu từ núm vú.
  • Một khối u ở vú không biến mất sau kỳ kinh nguyệt.
  • Ngực bị cứng và sưng lên trong vòng một tuần sau khi kết thúc chu kỳ kinh nguyệt.

Nếu có bất kỳ triệu chứng nào trong số này, đặc biệt có kèm theo các yếu tố nguy cơ như tuổi tác, tiền sử gia đình… thì cần được thăm khám chuyên khoa để xác định có phải bệnh lý hay không.

Đau ngực kèm theo nổi hạch nách là dấu hiệu bệnh không được chủ quan.

2. Biện pháp tự nhiên giảm đau vú theo chu kỳ

2.1 Chườm ấm hoặc lạnh

Khi cơn đau vú xuất hiện và làm bạn khó chịu, có thể sử dụng túi chườm ấm hoặc lạnh áp lên vùng ngực đau. Tuy nhiên, cần lưu ý không dùng túi chườm ở nhiệt độ quá nóng hoặc quá lạnh để tránh bị bỏng.

2.2 Sử dụng áo ngực rộng rãi

Thông thường, đau vú theo chu kỳ kinh nguyệt thường kèm với biểu hiện ngực to lên nên có thể áo ngực thông thường bị chật. Với loại áo có gọng còn khiến cảm giác khó chịu tăng lên. Do đó, trong thời gian này, bạn nên chọn loại áo không gọng, rộng rãi hơn.

2.3 Hạn chế lượng caffeine

Các nhà khoa học Mỹ khuyến cáo, phụ nữ bị đau vú nên hạn chế lượng caffeine do lượng caffein tỷ lệ thuận với cảm giác đau.

Hạn chế lượng caffein giúp giảm đau ngực theo chu kỳ.

3. Một số thảo dược hỗ trợ giảm đau vú

3.1 Nghệ

Củ nghệ có chứa chất chống oxy hóa, có tác dụng giảm viêm. Một nghiên cứu tại Mỹ cho thấy, phụ nữ trước chu kỳ kinh nguyệt sử dụng chất curcumin (có trong nghệ) sẽ làm giảm cơn đau vú mà họ gặp phải.

Bạn có thể trộn một lượng nhỏ bột nghệ vào sữa ấm và uống trước khi kỳ kinh nguyệt bắt đầu để giảm cơn đau vú.

3.2 Tinh dầu vỏ cam

Dầu của vỏ cam (Citrus sinensis) chứa nhiều thành phần, có thể có tác dụng điều trị đối với hệ thần kinh trung ương như giảm đau, thư giãn cơ và cải thiện tâm trạng.

Một nghiên cứu tại Mỹ cho thấy, tiêu thụ tinh dầu vỏ cam theo thời gian có thể làm giảm tác dụng của hội chứng tiền kinh nguyệt đối với cơ thể. Do đó, tinh dầu vỏ cam có thể được sử dụng như một phương thuốc để giảm đau ngực.

Lấy một vài giọt tinh dầu vỏ cam và cho vào một cốc nước ấm và uống.

Sử dụng tinh dầu vỏ cam giúp giảm đau ngực theo chu kỳ.

3.3 Bạch quả

Chiết xuất của cây bạch quả đã được chứng minh là hữu ích trong việc kiểm soát cơn đau vú. Bạn có thể sử dụng bạch quả khô, đun sôi trong nước và uống để làm dịu cơn đau vú.

Bên cạnh các biện pháp không dùng thuốc trên, để đối phó với cơn đau vú, bạn cũng có thể sử dụng dùng một số loại thuốc như thuốc chống viêm không steroid (NSAID), thuốc nội tiết tố… theo chỉ định của bác sĩ.

Nguồn: suckhoedoisong.vn

Cập nhật lúc: 01:42 - 21/03/2023

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *


Tin liên quan
5 Cách Điều Trị Hiệu Quả Cho Bệnh Thoát Vị Đĩa Đệm Cột Sống Thắt Lưng

Contents1 Các phương pháp chẩn đoán xác định thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng phổ biến2 Sử dụng thuốc giảm đau điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng2.1 Thuốc giảm đau thông thường cho thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng2.2 Lợi ích của thuốc giảm đau2.3 Hạn Chế […]

 Bị đau vai gáy – 6 cách điều trị hiệu quả

Contents1  Biện pháp chẩn đoán khi bị đau vai gáy2  Điều trị khi bị đau vai gáy bằng thuốc2.1 Khi nào nên sử dụng thuốc?:2.2 Lưu ý khi sử dụng thuốc:3 Vật lý trị liệu khi bị đau vai gáy4 Lưu ý trong cuộc sống và chế độ ăn khi điều trị đau vai gáy4.1 […]

Người cao tuổi và những gì cần biết về nguyên nhân đau vai gáy và giải pháp điều trị?

Contents1 Nguyên nhân đau vai gáy xuất phát từ bệnh lý thoái hoá đốt sống cổ1.1 Tìm hiểu về đau vai gáy ở người cao tuổi1.2 Những biểu hiện khi bị thoái hóa đốt sống cổ2 Tư thế sai khi sinh hoạt nguyên nhân đau vai gáy2.1 Ngồi sai tư thế là nguyên nhân đau […]

Tiêu Chí Quan Trọng Khi Chọn Khóa Học Xoa Bóp Bấm Huyệt

Contents1 Vì Sao Nên Chọn Khóa Học Xoa Bóp Bấm Huyệt Vật Lý Trị Liệu Uy Tín?1.1 Cơ hội nghề nghiệp và nâng cao tay nghề xoa bóp bấm huyệt1.2 Tăng uy tín và chất lượng dịch vụ xoa bóp bấm huyệt2 Các tiêu chí quan trọng khi lựa chọn khóa học xoa bóp bấm […]