Cây lưỡi bò có tác dụng gì?

Đánh giá bài viết

Cây lưỡi bò được biết đến như một dược liệu trong dân gian để điều trị các chứng ghẻ lở, u nhọt, viêm da,… Vậy thành phần hóa học, tác dụng và một số bài thuốc từ cây lưỡi bò như thế nào?

1. Cây lưỡi bò là gì?

Cây lưỡi bò hay được gọi với tên khác là: Cây chút chít, Thổ đại hoàng, Ngưu thiệt, Dương đề. Tên khoa học: Rumex crispus L – thuộc họ Rau răm (Polygonaceae). Là loại cây thân thảo sống lâu năm, chiều cao khoảng 1m; Rễ cây khỏe, bám chắc, phần thân mọc đứng, trên thân có rãnh dọc và ít phân nhánh; Lá mọc trên thân, phân bố ở dưới gốc thường nhiều với thân lá rộng hơn (5-7cm) so với lá ở phần trên, phiến lá hình mũi mác dài, hẹn, mặt lá nhẵn.

Cây phân bố ở khắp nơi trên nước ta, thường mọc hoang ở những ruộng ẩm hay ruộng mạ, ruộng rau muống đã khô nước. Thời gian mọc của cây vào khoảng đầu mùa xuân kéo dài đến tháng 5.

Bộ phận dùng làm thuốc là rễ củ và lá phơi khô của cây lưỡi bò. Có thể thu hái quanh năm, nhưng vào mùa đông thì rễ sẽ tích tụ đầy đủ tính năng dược liệu nhất. Đào lấy rễ củ từ cây già, đem bỏ rễ con sau đó thái mỏng, phơi khô, bảo quản dùng dần.

Dược liệu rễ củ cây lưỡi bò chuẩn thường là mấu rễ tròn, đường kính 1 – 1,5cm, phía ngoài có màu vàng nâu hay nâu tươi, có vết nhăn dọc, bên trong có màu vàng nhẹ nhạt hơn.

Các nghiên cứu phân tích dược liệu chỉ ra, thành phần hóa học của cây lưỡi bò bào gồm: Antraglucozit, Tanin, Axit chrysophanic, Emodin, anthraquinone, canxi oxalate và nhiều hợp chất khác.

2. Tác dụng của cây lưỡi bò

Theo y học cổ truyền, cây lưỡi bò có vị chua đắng, tính lạnh, quy kinh Đại Trường. ng dụng: thanh nhiệt lương huyết, nhuận tràng, sát trùng,…

Chủ trị các chứng bệnh:

  • Chữa táo bón mạn tính, táo bón do chế độ ăn uống, sinh hoạt.
  • Các bệnh lý ngoài da như mụn nhọt, ghẻ lở, hắc lào, vẩy nến, viêm da cơ địa,…
  • Rối loạn chức năng hệ tiêu hóa: đau bụng, ăn kém, chậm tiêu, đầy hơi,…
  • Viêm đại tràng mạn tính.
  • Hỗ trợ các triệu chứng của bệnh lý viêm mũi cấp và mạn tính.
  • Cải thiện giấc ngủ, điều trị mất ngủ, ngủ không sâu giấc.
  • Làm mát gan, cải thiện các triệu chứng vàng da, vàng mắt do rối loạn chức năng gan.
  • Chức năng kháng khuẩn nhờ hoạt chất axeton của rễ, đối với một số chủng vi sinh vật như: K. pneumonia, B. subtilis, A. hydrophylla, S. aureus, P. aeruginosa và C. albicans)
  • Chống oxy hóa tế bào, ngăn ngừa quá trình lão hóa nhờ chiết xuất ete và etanol của lá.

Nguồn: vinmec.com

Cập nhật lúc: 01:30 - 23/03/2023

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *


Tin liên quan
Đông Y Điều Trị Stress: 5 Giải Pháp TỰ NHIÊN, AN TOÀN và HIỆU QUẢ

Contents1 Stress – Sát thủ thầm lặng và giải pháp từ Đông y ít người biết đến.2 1. Stress là gì?2.1 Dấu hiệu bạn có thể đang bị stress:3 2. Hiểu đúng về stress – không còn là vấn đề của riêng ai.4 3. Phương pháp điều trị Stress trong Đông y: Dịu dàng mà […]

Đau dạ dày: 1 số mẹo dân gian chữa bệnh HIỆU QUẢ

Contents1 Đau dạ dày – Vấn đề phổ biến nhưng không thể xem nhẹ2 1.Sự thật về “căn bệnh quốc dân” này2.1 2. Đau dạ dày là gì?2.2 3. Nguyên nhân:2.2.0.1 Đau dạ dày là hệ quả của sự mất cân bằng âm – dương, khí – huyết và tạng phủ, cụ thể:2.3 4. Mấy […]

Đông y là gì? Liệu Tây y luôn tốt hơn?

Contents1 1.Đông y là gì?2 2. Nguyên lý chữa bệnh của Đông y: (Âm dương ngũ hành)3 3. Các phương pháp điều trị phổ biến trong Đông y4 4. Đông y có tốt hơn Tây y không?5 5. Những hiểu lầm phổ biến về Đông y6 6. Kết lại – chăm sức khỏe bằng sự […]

Đông y là gì ? 5 Điểm mạnh và điểm yếu của Đông Y và Tây Y ?

Contents1 1.Đông Y ( Y Học Cổ Truyền) là gì ?2 2. 5 Điểm mạnh và điểm yếu của Đông Y2.1 2.1 Điểm mạnh của Đông Y2.2  2.2 Điểm Yếu của Đông Y3 3. Ưu nhược điểm của Tây Y 3.1 3.1 Ưu điểm của Tây Y3.2 3.1 Nhược điểm của thuốc tây 1.Đông Y ( […]