Thảo dược tăng đề kháng cơ thể

Đánh giá bài viết

Các loại thảo dược quen thuộc như gừng, tỏi, quả hồi, quế chi… vừa hỗ trợ chữa bệnh viêm đường hô hấp trên, vừa giúp nâng cao sức đề kháng.

Nước chanh sả

Nước chanh sả là thức uống giải khát quen thuộc, làm ấm cơ thể. Có thể sử dụng loại thức uống này hàng ngày để phòng các tác nhân gây bệnh xâm nhập.

Nước gừng ấm

Nước gừng ấm pha với mật ong hoặc tổ hợp gừng, chanh và mật ong có tác dụng phòng bệnh, tốt với người bị cảm lạnh. Tuy nhiên gừng có tính cay, nóng, sẽ gây hại cho cơ thể khi sử dụng quá nhiều. Bác sĩ lưu ý mỗi người chỉ sử dụng khoảng 8-10 gam gừng mỗi ngày.

Thảo dược có tinh dầu

Các thực phẩm chứa tinh dầu, vị cay the, tính ấm nóng, như tỏi, hành, hương nhu, bạc hà, kinh giới, tía tô, nâng cao khả năng phòng bệnh của cơ thể.

Ví dụ, tỏi tác dụng thanh nhiệt, giải độc, sát trùng, chữa khí hư, tiểu tiện khó, bụng đầy chướng, tiêu nhọt, đờm và hạch ở phổi. Chất allicin có trong tỏi là kháng sinh tự nhiên rất mạnh, ức chế nhiều loại vi khuẩn như tụ cầu vàng, liên cầu khuẩn, trực khuẩn tả, thương hàn; nhiều loại virus như bại liệt, cúm và một số loại nấm gây bệnh ở da hoặc bộ phận sinh dục nữ.

Quả hồi

Quả hồi chứa tinh dầu, tác dụng tăng sức đề kháng. Nhiều nghiên cứu cho thấy quả hồi chứa axit shikimic, thành phần quan trọng để sản xuất thuốc Tamiflu điều trị bệnh cúm. Người bình thường ăn quả hồi với số lượng vừa phải giúp tăng sức đề kháng.

Một số loại thảo dược dùng trong bài thuốc Đông y. Ảnh: The Thaiger.

Kim ngân hoa phối hợp liên kiều, hoàng liên, cam thảo

Các nghiên cứu cho thấy kim ngân hoa, liên kiều, hoàng liên, cam thảo phối hợp với nhau thành bài thuốc điều trị viêm đường hô hấp do vi khuẩn, virus khi có các triệu chứng sốt, ho và đau họng.

Quế chi

Đây là vị thuốc đông y, còn được sử dụng làm gia vị. Quế chi giúp làm ấm cơ thể, tăng cường khả năng kháng bệnh.

Bác sĩ khuyến cáo cơ địa mỗi người chỉ phù hợp với một số loại thảo dược. Vì vậy bạn cần tham khảo ý kiến chuyên gia, thầy thuốc uy tín trước khi sử dụng thảo dược, tránh dùng quá liều lượng gây hại cho cơ thể.

Tiến sĩ Hoàng Văn Lý
Trưởng khoa Y học cổ truyền, Bệnh viện Hữu Nghị

Cập nhật lúc: 02:15 - 29/03/2023

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *


Tin liên quan
5 Cách Điều Trị Hiệu Quả Cho Bệnh Thoát Vị Đĩa Đệm Cột Sống Thắt Lưng

Contents1 Các phương pháp chẩn đoán xác định thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng phổ biến2 Sử dụng thuốc giảm đau điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng2.1 Thuốc giảm đau thông thường cho thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng2.2 Lợi ích của thuốc giảm đau2.3 Hạn Chế […]

 Bị đau vai gáy – 6 cách điều trị hiệu quả

Contents1  Biện pháp chẩn đoán khi bị đau vai gáy2  Điều trị khi bị đau vai gáy bằng thuốc2.1 Khi nào nên sử dụng thuốc?:2.2 Lưu ý khi sử dụng thuốc:3 Vật lý trị liệu khi bị đau vai gáy4 Lưu ý trong cuộc sống và chế độ ăn khi điều trị đau vai gáy4.1 […]

Người cao tuổi và những gì cần biết về nguyên nhân đau vai gáy và giải pháp điều trị?

Contents1 Nguyên nhân đau vai gáy xuất phát từ bệnh lý thoái hoá đốt sống cổ1.1 Tìm hiểu về đau vai gáy ở người cao tuổi1.2 Những biểu hiện khi bị thoái hóa đốt sống cổ2 Tư thế sai khi sinh hoạt nguyên nhân đau vai gáy2.1 Ngồi sai tư thế là nguyên nhân đau […]

Tiêu Chí Quan Trọng Khi Chọn Khóa Học Xoa Bóp Bấm Huyệt

Contents1 Vì Sao Nên Chọn Khóa Học Xoa Bóp Bấm Huyệt Vật Lý Trị Liệu Uy Tín?1.1 Cơ hội nghề nghiệp và nâng cao tay nghề xoa bóp bấm huyệt1.2 Tăng uy tín và chất lượng dịch vụ xoa bóp bấm huyệt2 Các tiêu chí quan trọng khi lựa chọn khóa học xoa bóp bấm […]