Contents
Chữa viêm họng bằng thuốc Đông Y được nhiều người áp dụng vì hiệu quả điều trị tích cực. Đồng thời việc sử dụng vị thuốc, dược liệu lâu dài không gây tác dụng phụ bất lợi đến sức khỏe như thuốc Tân dược. Bài viết tổng hợp những bài thuốc Đông y trị viêm họng được dùng phổ biến hiện nay.
Trong Đông y ghi nhận Viêm họng là căn bệnh hình thành từ môi trường ô nhiễm, khói, bụi, thời tiết nóng lạnh thất thường, hoặc do thói quen ăn nhiều đồ cay, nóng, lạnh… Những yếu tố này gây ảnh hưởng đến yết hầu (họng), từ đó gây ra sự tương khắc giữa chính khí và tà khí. Do đó thuốc Đông y có tác dụng ngăn chặn ngoại tà và bảo vệ cơ thể trước ảnh hưởng từ tác nhân gây bệnh.
Nguyên tắc chữa viêm họng theo Đông y
Đối với điều trị theo y học hiện đại, chỉ cần chữa từ nguyên căn gây bệnh. Ngược lại các bài thuốc y học cổ truyền điều trị theo từng thể bệnh. Theo nguyên tắc chữa viêm họng viêm họng bằng phương pháp y học cổ truyền chú trọng khu tà. Giai đoạn đầu, phế vệ còn tồn tại nhiều tà khí nên dùng pháp sơ giải, tuyệt đối không nên lạm dụng các thuốc đắng lạnh.
Nếu như tà khí truyền vào lý, lúc này với ứng dụng phép thanh nhiệt. Người bệnh nên ngậm thuốc trong miệng và từ từ nuốt để tính thuốc thấm vào phế vệ, sau đó kết hợp điều trị tại chỗ và điều trị toàn thân để tăng cường hiệu quả. Tình trạng viêm họng có đặc trưng yết hầu sưng đau, người bệnh luôn có cảm giác ngứa ngáy ở họng, thích khạc nhổ.
Sau đó nếu tà khí xâm nhập vào khí huyết sẽ gây sốt hoặc tiết nhiều đờm rãi. Nặng hơn là tình trạng yết hầu nghẹn đau, khó ăn khó nuốt, họng viêm sưng đỏ, lưỡi gà đỏ, nhiệt tụ nên lưỡi đỏ hoặc hồng nhợt.
Yết hầu là cửa ngõ của phế, là nơi có nhiều đường kinh mạch đi qua giữ nhiệm vụ bảo vệ phế trước các dị nguyên xâm nhập. Khi yết hầu bị xâm nhập bởi ngoại tà sẽ có sự giao tranh giữa chính khí và tà khí gây ra sốt, cổ họng đau và sưng… Trường hợp chính khí khoẻ thì tà khí có thể bị đẩy lui, bệnh tự cải thiện và khỏi hẳn.
Trường hợp chính khí bị suy giảm, nếu như không được điều trị kịp thời có thể tăng tình trạng sưng và đỏ, loét… ảnh hưởng phế và hầu họng nghiêm trọng hơn.
Các bài thuốc Đông y trị viêm họng
Các bài thuốc Đông y chữa viêm họng cấp được phân làm nhiều thể. Đối với từng thể bệnh sẽ có những triệu chứng đặc trưng. Cụ thể cách trị viêm họng theo Đông y được áp dụng theo cách sau:
Bài thuốc chữa viêm họng cấp tính
Nguyên nhân chính gây bệnh viêm họng cấp là do ngoại cảm phong hàn kết hợp với đàm nhiệt xuất phát từ bên trong cơ thể. Người bệnh bị viêm họng mạn tính là do tích tụ đờm nhiệt lâu ngày, ho nhiều gây tổn thương phế âm.
Triệu chứng nhận biết cụ thể là, người bệnh thấy đau rát trong cổ họng,sưng đỏ lớp niêm mạc, ho thành từng cơn, xuất hiện lớp đờm nhầy. Cổ họng ban đầu có lớp đờm trắng, sau đặc và có màu vàng; kèm theo tình trạng sốt cao, nhức đầu và người mệt mỏi. Điều trị ban đầu giúp sơ phong, thanh nhiệt, hóa đàm lỏng. Bài thuốc giúp điều trị:
Bài thuốc 1
Chuẩn bị
- Kinh giới 12g
- 6g bạc hà
- 20g kim ngân
- 4g cát cánh
- 12g liên kiều
- 4g cam thảo
- 12g ngưu bàng tử
- 12g sinh địa
- 12g cương tàm
- 12g huyền sâm
Đem các nguyên liệu đi sơ chế và để ráo nước, sau đó sắc thuốc uống cùng với 1l nưỡ. Sắc uống ngày 1 thang chia làm 2 lần uống trong ngày.
Bài thuốc 2
Chuẩn bị
- Kinh giới 16g
- 8g bạc hà
- 12g kim ngân
- 8g cỏ nhọ nồi
- 12g huyền sâm
- 4g xạ can
- 12g sinh địa
- 8g tang bạch bì
Đem vị thuốc sơ chế với nước sạch, sau đó đem sắc uống mỗi ngày cùng với 1,5l nước. Sắc uống ngày 1 thang chia 2 lần uống sau bữa ăn chính.
Bài thuốc chữa viêm họng mạn tính
Trong Đông y và Tây y, viêm họng mạn tính đều cần điều trị kéo dài bằng các liều thuốc có dược tính mạnh. Viêm họng mạn tính gây ra cảm giác vướng víu, ngứa rát trong họng. Người bệnh bị ho và khạc đờm quánh dính hoặc có độ trắng nhầy (nhất là sáng sớm, khi ngủ dậy). Đồng thời niêm mạc họng còn có thể xuất hiện các chấm màu đỏ nhạt, rải rác. Bằng mắt thường nhìn thấy các lympho màu trắng xung quanh khu vực amidan.
Viêm họng mạn tính tái phát thành từng đợt, khi sức đề kháng của cơ thể bị giảm sút hoặc do ảnh hưởng từ virus, căng thẳng, sự thay đổi thời tiết. Nếu tiến triển nặng hơn có thể trở thành một đợt viêm họng cấp dẫn đến sốt cao. Bài thuốc đông y trị viêm họng dựa trên nguyên tắc dưỡng âm thanh nhiệt, hóa đàm.
Bài thuốc 1
- 15g sa sâm thiên
- 6g hoa phấn
- 12g hoàng cầm
- 4g cát cánh
- 12g tang bạch bì
- 4g cam thảo.
Trước tiên đem các vị thuốc đem rửa cho sạch bụi bẩn. Riêng tang bạch bì đem đi đập dập để khai thác triệt để dược tính. Sắc thuốc mỗi ngày 1 thang chia làm 2 lần uống.
Bài thuốc 2:
- 16g sinh địa 16g
- 6g xạ can
- 16g huyền sâm
- 12g kê huyết đằng
- 12g mạch môn
- 12g thạch hộc
- 12g tang bạch bì
- 8g bạch cương tàm
- 2g cam thảo nam.
Đem các nguyên liệu đi rửa sạch với nước để loại bỏ bụi bẩn. Đem vị thuốc sắc cùng với 1l rưỡi nước. Đợi đến khi thuốc cô đặc còn 2/3 bình thuốc thì bắc xuống. Sắc uống mỗi ngày 1 thang chia làm 2 lần uống.
Trong trường hợp người bệnh có xuất hiện hạt lympho nên thêm vào bài thuốc 8g xạ can. Nếu như họng khô rát thêm 16g thạch hộc cùng với 12g huyền sâm. Còn nếu như đờm quánh dính, khó khạc ra thì sắc thêm 8g qua lâu và 6g bối mẫu.
Điều trị thể phong nhiệt
Theo tài liệu ghi chép của “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam” thì bài thuốc Đông y chữa viêm họng phát tán phong nhiệt phải là vị thuốc cay, đắng, tính hơi mát. Tính hàn vừa phải giúp phát tán phong nhiệt và đồng thời giải biểu qua đường mồ hôi. Bài thuốc thích hợp dùng điều trị cho người bị cảm phong nhiệt gây viêm họng.
Sử dụng cho trường hợp họng khô, đau đầu, khát nước. Điều trị viêm họng thể phong nhiệt theo nguyên tắc sơ phong thanh nhiệt, giải độc lợi họng.
Chuẩn bị
- 10g kinh giới
- 10g phòng phong
- 12g ngưu bàng tử
- 6g cam thảo
- 12g kim ngân hoa
- 12g liên kiều
- 12g hoàng cầm
- 12g tang bạch bì
- 12g xích thược
- 10g cát cánh
- 10g triết bối mẫu
- 12g thiên hoa phấn 12g
- 12g huyền sâm.
Sắc thuốc uống mỗi ngày 2 lần, uống liên tục 2 – 3 tuần cho đến khi nhận thấy công hiệu. Nếu viêm họng kèm theo đau đầu thì cho thêm mạn kinh tử, cảo bản. Viêm họng kèm theo ho, ngứa họng cho thêm huyền sâm, thuyền thoái, cùng với quất hồng bì. Cho thêm xạ can, sơn đậu căn nếu đau họng nhiều.
Điều trị thể phong hàn
Nhiễm phong hàn là một trong những nguyên nhân gây viêm họng. Do đó nếu bệnh được xác định từ nguyên căn gây bệnh từ thế phong hàn thì bệnh nhân cần được tiêu giải bớt hàn khí trước. PGS.BS Nguyễn Trọng Nghĩa (giảng viên ĐH Y dược TP Hồ Chí Minh) nhận định, ban đầu phát tán phong hàn bằng cách làm ấm nóng ngoài cơ thể.
Áp dụng bài thuốc Lục vị thang (Hầu khoa bí chỉ) để tân ôn giải biểu, sơ phong tán hàn. Đồng thời tiết mồ hôi đẩy lùi tác nhân gây bệnh ra ngoài, sau đó mới giải quyết được tình trạng cơ thể ớn lạnh, kèm theo ra mồ hô nhiều và đau rát cổ họng.
Chuẩn bị
- 10g kinh giới
- 10g phòng phong
- 10g cát cánh
- 6g cam thảo
- 6g bạc hà
- 10g cương tàm
- 10g tô diệp
- 10g sinh khương.
Đem các vị thuốc trên rửa sạch rồi sắc cùng với 1.5l nước. Đun đến khi hỗn hợp cạn còn 2/3 ấm thì dùng uống 2 lần mỗi ngày. Thêm thương nhĩ tử và tân di lượng nhỏ nếu mũi tắc, khó thở. Còn người ho nhiều thì thêm tử uyển, cát cánh và bị ngứa họng thì thêm xác ve, quất hồng bì.
Điều trị thể phế vị nhiệt thịnh
Để chữa viêm họng ở thể phế vị nhiệt thịnh, nguyên tắc điều trị là thanh nhiệt giải độc, lợi hầu tiêu thũng. Áp dụng bài thuốc thanh hầu lợi cách thang (Hầu chứng toàn khoa tử trận tập). Nếu như đại tiện bí, thể trạng bội đại hoàng, khô cổ thì thêm vị thuốc thiên hoa phấn. Người bệnh có đờm nhiều bổ sung thêm qua lâu nhân, bối mẫu. Trường hợp sốt cao thì sắc thêm thạch cao, tri mẫu. Trường hợp họng sưng nhiều cho thêm đan bì, xích thược.
Chuẩn bị
- 12g kim ngân hoa
- 12g liên kiều
- 6g đại hoàng
- 10g hoàng cầm
- 10g chi tử
- 6g bạc hà
- 12g ngưu bàng tử
- 10g kinh giới
- 10g phòng phong
- 6g huyền minh phấn.
Cho vị thuốc vào thau nước rửa sạch và để ráo nước. Sau đó sắc thêm cùng với 1,5l nước đến khi thuốc còn 2/3 ấm thì dùng uống 2 lần/ngày. Nên kiên trì trong vòng 2 – 3 tuần để thải vị nhiệt khỏi cơ thể.
Bài thuốc Đông y trị viêm họng hạt
Bài thuốc 1
Chuẩn bị
- 12g kinh giới
- 6g bạc hà
- 12g liên kiều
- 4g cam thảo
- 20g kim ngân
- 4g cát cánh
- 12g sinh địa
- 12g cương tàm
- 12g ngưu bàng
- 12g huyền sâm.
Chuẩn bị nguyên liệu đem rửa sạch và sắc cùng với 1 lit nước uống. Sắc thuốc đến khi liều dùng cạn còn 2/3 ấm dùng uống trong ngày, mỗi ngày 1 thang và chia ngày làm 2 lần. Nên uống thuốc vào lúc bụng đói.
Bài thuốc 2
Chuẩn bị
- 16g kinh giới
- 8g bạc hà
- 12g huyền sâm
- 4g xạ can
- 12g kim ngân
- 12g sinh địa
- 8g tang bạch bì
- 8g cỏ nhọ nồi.
Đem nguyên dược liệu rửa sạch bụi bẩn rồi để ráo nước. Cho thuốc sắc uống mỗi ngày 1 thang và chia ngày làm 2 lần. Bạn nên uống vào lúc bụng đói để tăng hiệu quả điều trị viêm họng hạt.
Bài thuốc 3
Chuẩn bị
- 10g ké đầu ngựa
- 10g hoa ngũ sắc
- 12g hà thủ ô
- 8g bạch đồng nữ
- 8g dây vằng.
Nếu dược liệu còn tươi thì đem phơi khô nấu nước uống dần hàng ngày. Mỗi lần sắc uống cùng với 1lit nước. Trung bình mỗi ngày uống 2 – 3 lần, nên uống khoảng 30 phút sau khi ăn là tốt nhất. Sử dụng đều đặn trong vòng khoảng 1 tuần sẽ nhận thấy triệu chứng viêm họng hạt cải thiện rõ rệt.
Bài thuốc 4
Chuẩn bị
- 12g huyền sâm
- 10g thăng ma
- 12g thổ phục linh
- 10g tiền hồ
- 8g ngưu bàng tử
- 6g xạ can
- 6g sinh địa
- 8g liên kiều
- 8g hoàng bá
- 8g kinh giới
- 6g cát cánh…
Nguyên dược liệu đem đi vệ sinh cho sạch sẽ bụi bẩn. Cho hết tất cả các vị thuốc vào sắc cùng với 1 lít nước . Sắc thuốc đến khi thuốc cạn còn chừng 1/3 thì lấy xuống để nguội rồi uống. Trung bình mỗi ngày nên uống một thang thuốc, thời điểm uống tốt nhất uống vào lúc bụng đói.
Các bài thuốc Đông y trị viêm họng mang lại hiệu quả đáng kể và có thể dùng để điều trị thay thế tây y. Tuy nhiên nhược điểm của bạn là phải kiên trì dùng trong thời gian ít nhất 2 tuần. Nên duy trì đều đặn mỗi ngày vì nếu thuốc có phát huy hiệu quả nhưng chưa chắc đã điều trị bệnh được dứt điểm. Chủ yếu Đông y điều trị bệnh từ căn nguyên để cải thiện sức khỏe, sau đó mới giải quyết triệu chứng.
Hi vọng những bài thuốc Đông Y trị viêm họng được chia sẻ trong bài viết này sẽ giúp bạn có nhiều phương pháp chữa bệnh hơn bằng hình thức truyền thống. Đồng thời hạn chế tối đa số lần sử dụng thuốc tân dược. Để đảm bảo quy trình điều trị đạt hiệu quả, không phát sinh các tác dụng phụ, bạn hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về cách điều trị này.
Nguồn: thuocdantoc.org