Cảm (hay cảm lạnh thông thường) và cúm thường gặp khi thời tiết giao mùa, nắng mưa thất thường, cơ thể mệt mỏi… làm sức đề kháng suy giảm. Tuy là bệnh thông thường nhưng cảm cúm có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm, đặc biệt với người cao tuổi, trẻ nhỏ, phụ nữ có thai, người có bệnh lý nền và những người có sức đề kháng kém.
1. Nguyên nhân gây cảm cúm
Cúm là bệnh nhiễm virus cấp tính, lây truyền trực tiếp từ người sang người thông qua đường hô hấp. Nguyên nhân gây cúm do các chủng virus cúm A, B, C. Trong đó, cúm A và B là hai chủng gây bệnh phổ biến nhất.
Virus cúm có trong nước mũi, nước bọt người bệnh, lây truyền sang người khác qua những hạt nước nhỏ li ti bắn ra từ mũi, miệng người bệnh khi ho, hắt hơi hoặc qua tiếp xúc trực tiếp, hoặc trong không khí, tiếp xúc với các bề mặt, vật dụng có chứa virus cúm.
Virus cúm lây lan với tốc độ rất nhanh, đặc biệt là trong môi trường đông đúc như nhà trẻ, trường học, văn phòng, công sở, phòng điều hòa.
2. Đối tượng dễ mắc cảm cúm
Những đối tượng dễ mắc cảm cúm nhất và dễ diễn biến nặng gây biến chứng là:
Trẻ em, đặc biệt là trẻ dưới 5 tuổi
Người trên 65 tuổi
Phụ nữ mang thai
Người bị suy giảm hệ miễn dịch
Người có các bệnh lý mạn tính như hen, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, bệnh tim mạch, HIV/AIDS hoặc ung thư…
3. Triệu chứng cảm cúm
Thời gian ủ bệnh: Thường từ 1-4 ngày, trung bình là 2 ngày.
Thời kỳ lây bệnh: Người bệnh đào thải virus khoảng 1-2 ngày trước khi khởi phát và 3-5 ngày sau khi có triệu chứng lâm sàng.
Virus cúm tấn công hệ thống hô hấp gây ra các triệu chứng:
Sốt, có thể sốt cao, ớn lạnh và đổ mồ hôi.
Chảy nước mũi, nước mắt, ngạt mũi, hắt hơi.
Đau họng.
Ho, cơn ho ngắn, không có đờm.
Đau đầu. Đau cơ hoặc đau nhức cơ thể.
Mệt mỏi, chán ăn, có cảm giác như kiệt sức.
Có thể kèm theo các triệu chứng đường tiêu hóa (buồn nôn, nôn, ỉa chảy), đặc biệt ở trẻ em.
4. Một số biến chứng thường gặp
Sau mắc cúm, một số người có thể bị suy giảm sức đề kháng nên dễ bị các biến chứng do bội nhiễm thêm vi khuẩn như viêm phế quản phổi, viêm mũi xoang.
Đặc biệt đối trẻ em, người già và phụ nữ mang thai, những người mắc bệnh mạn tính tim mạch, hen phế quản, giãn phế quản… dễ bị biến chứng nặng hơn.
Contents1 Các phương pháp chẩn đoán xác định thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng phổ biến2 Sử dụng thuốc giảm đau điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng2.1 Thuốc giảm đau thông thường cho thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng2.2 Lợi ích của thuốc giảm đau2.3 Hạn Chế […]
Contents1 Biện pháp chẩn đoán khi bị đau vai gáy2 Điều trị khi bị đau vai gáy bằng thuốc2.1 Khi nào nên sử dụng thuốc?:2.2 Lưu ý khi sử dụng thuốc:3 Vật lý trị liệu khi bị đau vai gáy4 Lưu ý trong cuộc sống và chế độ ăn khi điều trị đau vai gáy4.1 […]
Contents1 Nguyên nhân đau vai gáy xuất phát từ bệnh lý thoái hoá đốt sống cổ1.1 Tìm hiểu về đau vai gáy ở người cao tuổi1.2 Những biểu hiện khi bị thoái hóa đốt sống cổ2 Tư thế sai khi sinh hoạt nguyên nhân đau vai gáy2.1 Ngồi sai tư thế là nguyên nhân đau […]
Contents1 Vì Sao Nên Chọn Khóa Học Xoa Bóp Bấm Huyệt Vật Lý Trị Liệu Uy Tín?1.1 Cơ hội nghề nghiệp và nâng cao tay nghề xoa bóp bấm huyệt1.2 Tăng uy tín và chất lượng dịch vụ xoa bóp bấm huyệt2 Các tiêu chí quan trọng khi lựa chọn khóa học xoa bóp bấm […]