Trắc bá diệp sát trùng, cầm máu

Đánh giá bài viết

Trắc bá diệp là loài cây cảnh, còn được sử dụng làm thuốc. Lá và hạt trắc bá diệp còn là thuốc quý chữa nhiều bệnh.

Trắc bá diệp sát trùng, cầm máu

Theo Đông y, trắc bá diệp có vị đắng, chát, hơi lạnh, vào 3 kinh phế, can và đại tràng. Có tác dụng lương huyết, sát trùng, cầm máu, thanh thấp nhiệt, làm đen râu tóc…

Thường được sử dụng chữa thổ huyết, nục huyết (chảy máu mũi, máu cam), tiện huyết (đại tiện ra máu), băng lậu hạ huyết, tóc rụng, tóc bạc sớm do huyết nhiệt.

Hạt trắc bách diệp có vị ngọt, tính bình, vào 3 tâm kinh: tâm, thận và đại tràng. Có tác dụng dưỡng tâm, an thần, nhuận tràng, thông tiện, giải ngủ; da khô, tóc rụng, mồ hôi ra nhiều, đại tiện, táo bón…

Một số bài thuốc sử dụng trắc bách diệp

Chữa xuất huyết

Lá trắc bách diệp tẩm giấm gạo, sao đen, tán thành bột mịn. Ngày uống 3 lần, mỗi lần 8-12g bột thuốc, chiêu thuốc bằng nước sôi. Có tác dụng chữa các chứng xuất huyết như thổ huyết, đổ máu mũi, đại tiện xuất huyết, tiểu tiện xuất huyết…

Rượu bổ (Tứ bổ tửu)

Hạt trắc bách diệp 60g, hà thủ ô thái nhỏ 60g, nhục thung dung thái nhỏ 60g, ngâm với 2 lít rượu trắng loại tốt. Mùa Xuân, Hạ ngâm 10 ngày; mùa Thu, Đông ngâm 20 ngày. Mỗi lần uống 1 chén nhỏ, ngày 2 lần.

Có tác dụng bổ khí huyết, điều hòa tạng phủ, chữa chứng táo bón do huyết táo ở người già.

Chữa mất ngủ

Hạt trắc bách diệp 15g, tim lợn 1 quả. Tim lợn rửa sạch dùng một miếng tre mổ ra, nhồi trắc bách diệp vào. Cho vào một bát, thêm chút nước hấp cách thủy cho đến khi tim lợn chín nhừ. Khi ăn thêm gia vị cho hợp khẩu vị. Tác dụng: Bổ huyết, an thần, chữa mất ngủ.

Dưỡng tâm đan (thuốc bổ tim)

Lá trắc bách diệp sấy khô 400g, đương quy 200g, tất cả tán thành bột mịn, trộn đều, làm thành viên cỡ hạt đậu xanh. Mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 50 viên, chiêu thuốc bằng nước muối nhạt.

Bài thuốc này có tác dụng dưỡng huyết, lương huyết, bổ tâm, an thần. Dùng chữa cho người mất ngủ, bồn  chồn, tim đập loạn nhịp từng cơn, râu tóc sớm bạc.

Lương Y Thiên Nam
Cập nhật lúc: 02:37 - 13/03/2023

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *


Tin liên quan
Đông y là gì? Liệu Tây y luôn tốt hơn?

Contents1 1.Đông y là gì?2 2. Nguyên lý chữa bệnh của Đông y: (Âm dương ngũ hành)3 3. Các phương pháp điều trị phổ biến trong Đông y4 4. Đông y có tốt hơn Tây y không?5 5. Những hiểu lầm phổ biến về Đông y6 6. Kết lại – chăm sức khỏe bằng sự […]

Đông y là gì ? 5 Điểm mạnh và điểm yếu của Đông Y và Tây Y ?

Contents1 1.Đông Y ( Y Học Cổ Truyền) là gì ?2 2. 5 Điểm mạnh và điểm yếu của Đông Y2.1 2.1 Điểm mạnh của Đông Y2.2  2.2 Điểm Yếu của Đông Y3 3. Ưu nhược điểm của Tây Y 3.1 3.1 Ưu điểm của Tây Y3.2 3.1 Nhược điểm của thuốc tây 1.Đông Y ( […]

Thoát Vị Đĩa Đệm Triệu Chứng: 13 dấu hiệu nguy hiểm?

Contents1 Triệu Chứng Thoát Vị Đĩa Đệm Cột Sống Thắt Lưng1.1 Thoát Vị Đĩa Đệm Triệu Chứng: Đau Thắt Lưng – Triệu Chứng Phổ Biến Nhất1.2 Thoát Vị Đĩa Đệm Triệu Chứng: Cơn Đau Lan Rộng Xuống Mông và Chân1.3 Thoát Vị Đĩa Đệm Triệu Chứng: Cơn Đau Gia Tăng Khi Vận Động hoặc Cúi […]

Đông y gia truyền – 3 Ứng dụng vàng cho sức khỏe từ thiên nhiên

Contents1 Đông y gia truyền là gì và nguồn gốc ra đời1.1 Đông y gia truyền là gì?1.2 Nguồn gốc và sự phát triển của đông y gia truyền2 Ứng dụng thực tiễn từ kinh nghiệm sử dụng bài thuốc đông y gia truyền2.1 Các bài thuốc trị bệnh phổ biến trong đông y gia […]